Cách đầu tư vàng sinh lời hiệu quả cho bạn trong 2025
Đầu tư vàng trong dài hạn là cách an toàn để bảo vệ tài sản của bạn và giúp nó tăng trưởng theo thời gian. Tuy vậy, bạn cần có chiến lược đúng để tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Cùng Anfin tìm hiểu nhé!
Có nên đầu tư vàng hay không?
Từ thời ông bà xưa, vàng luôn là tài sản được ưu tiên tích trữ bởi vàng là tài giá trị cao và tăng trưởng ổn định, có tính ứng dụng rộng rãi, ít bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, chính trị,...
Ngoài ra, giá vàng còn ít bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế và chính trị phức tạp nên vàng đã trở thành kênh “trú ẩn” dòng tiền của rất nhiều nhà đầu tư trong những thời kỳ lạm phát hay có sự bất ổn về kinh tế.
Đối với nhiều nhà đầu tư, vàng còn là một kênh giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào các kênh khác như chứng khoán
Để hiểu rõ hơn, đây là một số đặc điểm nổi bật khi đầu tư vàng:
Chống lạm phát: Vàng thường được chọn làm kênh đầu tư trong thời kỳ lạm phát vì nó không có nguy cơ trở nên vô giá trị, được nhiều người chọn làm kênh "trú ẩn".
Làm kênh trú ẩn: Lịch sử đã cho thấy, trong những thời kỳ không ổn định về kinh tế, dịch bệnh hay chiến tranh thì giá vàng tương đối bình ổn và vàng được coi là cách tốt nhất để bảo vệ tài sản lâu dài.
Tính thanh khoản cao: Vàng có giá trị cao trên toàn thế giới nên dễ dàng giao dịch tại các cửa hàng trang sức, vàng bạc đá quý hay kể cả tại ngân hàng.
Tăng trưởng ổn định: Khác với các kênh đầu tư khác, vàng có xu hướng tăng trưởng theo thời gian, mặc dù không quá cao nhưng cực kỳ ổn định. Tuy nhiên, năm 2024 là năm bùng nổ của vàng khi giá vàng đã tăng hơn 50% và vẫn đang giữ mức giá cao kỷ lục.
Tính ứng dụng cao: Do vàng có tính ứng dụng cao, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau nên về giá trị và tính thanh khoản đều rất ổn định.
Cách đầu tư truyền thống: Không chỉ ở Việt Nam mà các nền văn hóa lâu đời như Ai Cập, Trung Quốc, La Mã, Ấn Độ, Hy Lạp,... và các nước khác trên thế giới đều đầu tư tích trữ vàng. Đây là một loại tài sản cực kỳ truyền thống hàng nghìn năm.
Tuy nhiên, bạn cũng nên biết một số hạn chế của vàng trước khi đầu tư:
Giá vàng biến động cao: Khi xuất hiện các tin tức về kinh tế, chính trị, thị trường tài chính,... thì giá vàng có xu hướng biến động mạnh trong ngắn hạn. Nhưng bạn không cần quá lo lắng, giá vàng sẽ sớm được nhà nước điều chỉnh để ổn định trở lại.
Không sinh ra lợi tức: Nói một cách vĩ mô thì vàng không tạo ra nhiều lợi tức so với các kênh đầu tư khác. Nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu, bạn có thể nhận được lợi nhuận từ việc tăng trưởng giá cổ phiếu và cổ tức.
Đầu tư vàng như thế nào?
Hiện tại, có 2 cách để đầu tư vàng đó là mua vàng miến, vàng nhẫn hoặc đầu tư vàng online
1. Đầu tư vàng miếng, vàng nhẫn trơn
Mua vàng miếng và vàng nhẫn trơn là cách đầu tư vàng phổ biến và đơn giản nhất. Cả hai loại vàng này đều có bán ở các cửa hàng vàng bạc lớn như PNJ, SJC, Bảo Tín Minh Châu hoặc ở bất kỳ cửa tiệm vàng khác.
Khi đầu tư vàng miếng, vàng nhẫn trơn thì nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn.
Đảm bảo giá trị: Khi mua trực tiếp tại các tiệm vàng lớn, bạn sẽ được đảm bảo được đây là vàng 24K nguyên chất với độ tinh khiết 99,99%.
Thanh khoản tốt: Với vàng được mua trực tiếp tại các đại lý uy tín, họ đều có chính sách thu mua lại, nhà đầu tư sẽ dễ dàng thanh khoản khi cần thiết.
Không mất phí gia công: Nhà đầu tư không phải chịu thêm chi phí chế tác nên sẽ hạn chế được hao hụt khi bán ra.
Dễ dàng cất giữ: Vàng miếng và vàng nhẫn có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi để bảo quản tại nhà hoặc gửi vào két sắt ngân hàng.
Tuy nhiên, khi đầu tư vàng bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau:
Do là vàng vật chất nên nhà đầu tư cần chủ động bảo vệ vàng khỏi trộm cắp.
Do mỗi cửa hàng đều có chính sách riêng nên đôi lúc sẽ chênh lệch giá một ít. Bạn nên so sánh giá giữa các bên trước khi mua.
Bạn không nên mua vàng trang sức để tích sản vì tốn thêm nhiều phí gia công.
Xem thêm: Nên mua vàng nhẫn hay vàng miếng để đầu tư?
2. Đầu tư vàng online
Vài năm trở lại đây, đầu tư vàng online đã nhận được sự chú ý từ nhiều nhà đầu tư. Với hình thức đầu tư này, nhà đầu tư sẽ dễ dàng giao dịch và tích sản vàng mà không cần tốn nhiều thời gian hay lo lắng đến việc bảo quản, cất giữ.
Hiện nay, các công ty lớn như DOJI đã triển khai dịch vụ cho phép nhà đầu tư mua vàng trực tiếp thông qua ứng dụng của họ hoặc thông qua các đối tác liên kết. Tài sản của bạn sẽ được lưu trữ và vẫn có thể chuyển đổi thành vàng vật chất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng
1. Tác động của đồng USD đến giá vàng
Đồng USD và giá vàng có một mối quan hệ nghịch đảo. Khi đồng USD có xu hướng giảm giá trị thì giá vàng sẽ tăng và ngược lại.
Bởi lẻ, vàng và nhiều loại hàng hóa có giá trị khác được định giá bằng đồng USD. Khi đồng USD có biến động, giá vàng cũng sẽ biến động theo.
Tuy nhiên, đôi lúc thì cả 2 đều có biến động cùng chiều. Ở quý 4/2024 và quý 1/2025, mặc dù giá đồng USD ngày càng tăng cao nhưng giá vàng vẫn liên tục lập đỉnh.
2. Những biến động kinh tế và chính trị toàn cầu
Rất nhiều người, đặc biệt là các nhà đầu tư, họ luôn hiểu rõ chức năng bảo vệ dòng tiền của vàng.
Từ đó, khi có biến động trong kinh tế toàn cầu, sự bất ổn về chính trị, dấu hiệu lạm phát,... mọi người sẽ lo ngại và thường đi mua vàng để tích trữ.
Như vậy nhu cầu mua vàng nhanh chóng tăng cao và điều hiển nhiên là giá vàng cũng tăng cao đột biến trong ngắn hạn.
3. Lạm phát và lãi suất
Trong trường hợp lạm phát tăng cao nhưng lại suất quá thấp thì mọi người sẽ tìm đến vàng để bảo vệ tài sản của mình. Đồng nghĩa, nhu cầu mua vàng tăng lên nên giá vàng cũng tăng. Lúc này, vàng đóng vai trò như một công cụ chống lạm phát của các nhà đầu tư.
Xem thêm:
4. Chính sách kinh tế của Nhà nước và các tổ chức lớn
Mỗi khi có những biến động mạnh về giá vàng, Ngân hàng Nhà nước hay các tổ chức lớn như FED sẽ đưa ra chính sách để kiểm soát giá vàng.
Một số chính sách có thể kể đến như: Tăng hoặc giảm lãi suất, bổ sung/thay đổi quy định mua bán vàng,... Những chính sách này sẽ tác động trực tiếp đến nguồn cung và cầu trên thị trường vàng.
5. Mối quan hệ giữa dầu và vàng
Thực tế, cả dầu và vàng đều là tài sản lưu giữ giá trị trong các thời điểm biến động trong kinh tế. Do đó, giá dầu tăng thì giá vàng cũng có xu hướng tăng theo vì chúng có mối quan hệ tương quan với nhau.
Chiến lược đầu tư vàng hiệu quả, lâu dài
1. Đầu tư vàng vào cuối chu kỳ kinh tế thế giới
Thông qua các tin tức trên mạng xã hội, có lẽ bạn đã biết thế giới đang ở thời kỳ suy thoái kinh tế trong vài năm trở lại đây. Bên cạnh đó, các cuộc xung đột chính trị và chiến tranh cũng ảnh hưởng không ít đến tình hình kinh tế toàn cầu.
Những yếu tố trên đã buộc nhà đầu tư tìm đến vàng để trú ẩn tài sản một cách an toàn hơn. Từ đó dẫn đến việc giá vàng đạt mức cao kỷ lục, chạm mốc 2.700 USD/ounce trên thế giới và 90 triệu đồng/lượng tại Việt Nam.
Có thể thấy, việc đầu tư vàng vào cuối chu kỳ kinh tế, đặc biệt là thời điểm suy thoái có thể mang lại lợi ích đáng kể. Hiện tại, giá vàng thế giới ở thời điểm tháng 3/2025 đã lập đỉnh mới với giá 2900 USD/ounce sau khi Tổng thống Trump đề xuất nhiều chính sách liên quan đến thương mại.
2. Đầu tư vàng dài hạn
Như Anfin đã nhắc đến khá nhiều lần, vàng là kênh đầu tư an toàn giúp giữ giá trị tài sản và còn có thể tăng giá ổn định trong dài hạn
Nếu có nguồn vốn nhàn rỗi và chưa đủ kinh nghiệm đầu tư ở các thị trường mạo hiểm khác thì bạn nên mua vàng để tích sản nhiều năm. Đồng thời, hãy phân tích kỹ lưỡng và chọn điểm mua tốt nhất để tránh “đu đỉnh”.
Ngoài ra, bạn không nên sử dụng vốn vay hoặc đầu tư vàng ngắn hạn khi chưa trang bị đủ kiến thức. Vì thị trường vàng biến động mạnh trong thời gian ngắn, bạn có thể đối mặt với nhiều rủi ro hơn.
3. Áp dụng chiến lược trung bình giá DCA
Chiến lược trung bình giá DCA (Dollar-Cost Averaging) là một chiến lược đầu tư dài hạn và cực kỳ phổ biến dành cho người thích tích sản. Bạn sẽ chia nhỏ vốn thành nhiều phần bằng nhau và mua vàng theo định kỳ, 1 tháng, 1 tuần... bất kể giá vàng lên hay xuống.
Với chiến lược DCA, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro biến động giá bằng cách mua vàng đều đặn với số tiền cố định. Khi đó, bạn không quan quá quan tâm đến việc phân tích và chọn ra điểm mua tối ưu.
Tuy nhiên, hạn chế của chiến lược DCA là bạn phải mua vàng nhiều lần, từ đó phát sinh chi phí giao dịch cao hơn so với việc rót vốn đầu tư một lần duy nhất. Vì thế bạn nên tính toán kỹ lưỡng trước khi chọn chiến lược này.
Lưu ý khi đầu tư vàng cho người mới
Dù bạn là người mới tham gia thị trường vàng hay nhà đầu tư lâu năm đều nên lưu ý những điều sau đây:
Giá vàng trong nước có sự khác biệt so với thế giới
Giá vàng ở Việt Nam cao hơn thế giới khá nhiều bởi nhu cầu mua vàng trong nước cao, nhưng nguồn cung lại hạn chế dẫn đến giá vàng tăng cao.
Ngoài ra, tỷ giá của đồng VND thấp hơn USD nên bạn sẽ phải bỏ ra nhiều VND hơn để sở hữu cùng một số lượng vàng.
Hiểu rõ những yếu tố này giúp nhà đầu tư đưa mới vào thị trường có thể đưa ra quyết định hợp lý hơn, tránh rủi ro và tối ưu lợi nhuận khi giao dịch vàng.
Không mua vàng theo hình thức lướt sóng
Đầu tư vàng chỉ an toàn và sinh lời tốt khi bạn chọn hình thức đầu tư dài hạn. Thị trường vàng sẽ không phù hợp với những nhà đầu tư muốn “lướt sóng”.
Lướt sóng vàng có thể mang đến bạn nhiều rủi ro khó lường trước vì giá vàng biến động chóng mặt trong ngắn hạn. Thế nên, hãy kiên nhẫn trong vài năm để có lợi nhuận đáng mong chờ từ khoản đầu tư vàng của bạn.
Cân nhắc đa dạng hóa danh mục đầu tư
Bạn nên phân bổ vốn vào các loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng,... Điều này sẽ bảo vệ bản khỏi những biến động bất ngờ của thị trường.
Bên cạnh đó, các khoản đầu tư mạo hiểm hơn như cổ phiếu sẽ giúp bạn thu về lợi nhuận cao thay vì chỉ ngồi yên chờ đợi vàng tăng giá sau nhiều năm.
Việc đa dạng danh mục đầu tư không chỉ giúp bạn phân bổ rủi ro mà còn hỗ trợ tối đa hóa lợi nhuận từ nguồn vốn hiện có.
Đầu tư vàng là một hình thức hiệu quả để bảo vệ giá trị tài sản của bạn trong thời kỳ suy thoái, lạm phát và bất ổn định trong khu vực hoặc trên toàn cầu. Nhưng trước khi bắt đầu mua vàng tích lũy, bạn nên trang bị đầy đủ kiến thức về loại tài sản này để bảo toàn vốn và hạn chế rủi ro.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin