Anfin - Ứng dụng tài chính đa tiện ích
Về Anfin
Sản phẩm
Học & Đọc

Giao dịch ngay

Anfin - Ứng dụng tài chính đa tiện ích

Phương pháp đầu tư giá trị và 8 nguyên tắc cốt lõi khi áp dụng

Phương pháp đầu tư giá trị đã đưa Warren Buffett đến thành công trên thị trường chứng khoán và giúp ông vào top những nhà đầu tư kiệt xuất hàng đầu trên thế giới.

ANFIN - ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN DỄ DÀNG

Dễ dàng giao dịch đa dạng các sản phẩm như cổ phiếu, chứng chỉ quỹtích lũy đầu tư với chi phí tối ưu nhất, chỉ từ 10.000đ

TẢI ỨNG DỤNGTÌM HIỂU ANFIN
Anfin CTA
Anfin CTA

Phương pháp đầu tư giá trị là gì?

Đầu tư giá trị là chiến lược tìm kiếm và đầu tư vào các mã cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường có mức giá thấp hơn so với giá trị thực của chúng.

Nhà đầu tư sẽ phân tích tiềm năng của doanh nghiệp như lợi nhuận, tài sản ròng, dòng tiền… để tìm ra mã cổ phiếu đang được thị trường đánh giá thấp, từ đó mua vào với kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Những nhà đầu tư áp dụng phương pháp này tin rằng thị trường đã định giá sai một số cổ phiếu trong ngắn hạn, đó là cơ hội để họ mua cổ phiếu ở giá thấp và có lời ngay khi cổ phiếu chạm đến giá trị thực sự của nó.

Chiến lược này thường gắn liền với những nhà đầu tư nổi tiếng như Warren Buffett, người học hỏi từ Benjamin Graham - "cha đẻ" của phương pháp đầu tư giá trị.

Phương pháp này đòi hỏi nhà đầu tư sự kiên nhẫn, phân tích kỹ lưỡng về giá, tình hình thị trường và khả năng nhìn xa để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

Các nguyên tắc cốt lõi của phương pháp đầu tư giá trị

Khi đầu tư giá trị, nhà đầu tư nhất định phải tuân thủ các nguyên tắc cốt lõi sau đây: 

1. Tập trung vào giá trị nội tại của doanh nghiệp.

Trong thế giới tài chính, những con số không biết nói dối. Giá trị nội tại của doanh nghiệp sẽ được thể hiện qua các chỉ số tài chính, từ đó nhà đầu tư biết được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, xác định giá cổ phiếu có đang thấp hơn giá trị nội tại của doanh nghiệp hay không.

Khi đầu tư cổ phiếu, điều này đồng nghĩa việc bạn đang đầu tư vào một doanh nghiệp. Hiểu rõ cách vận hành của doanh nghiệp, cách doanh nghiệp thu lợi nhuận như thế nào để từ đó xác định được giá trị nội tại của doanh nghiệp đó.

Các yếu tố cơ bản thường sẽ xoay quanh: Doanh thu, Lợi nhuận và Nợ. Ngoài ra, bạn có thể phân tích thêm các chỉ số như EPS, P/B, P/E,... từ đó xác định được giá trị doanh nghiệp một cách chính xác hơn.

Nếu các yếu tố trên đều tốt, điều này đồng nghĩa doanh nghiệp có giá trị nội tại vô cùng vững chắc và khả năng cao là giá cổ phiếu sẽ tăng trưởng ổn định, thậm chí là bức phá trong tương lai.

2. Mua cổ phiếu khi thị trường định giá thấp

Nguyên tắc này thể hiện rõ bản chất của phương pháp đầu tư giá trị - mua cổ phiếu đang được thị trường định giá thấp và kỳ vọng giá tăng lên khi thị trường nhận ra tiềm năng thực sự của công ty.

Sau khi thực hiện các phân tích cơ bản về tình hình tài chính, ban quản lý, chiến lược kinh doanh,... để xác định giá trị nội tại, bạn có thể biết được thị trường đang định giá cổ phiếu đúng hay sai (quá cao/quá thấp) so với giá trị thực của nó, từ đó ra quyết định đầu tư khôn ngoan hơn.

Khi một doanh nghiệp được điều hành bởi những nhà quản lý tài năng, có lợi nhuận tăng đều đặn, chiến lược rõ ràng, điều kiện ngành tốt,... mà giá cổ phiếu lại quá thấp, điều này đồng nghĩa cổ phiếu đang được định giá sai và bạn có thể mua vào để nắm giữ “chờ thời”.

3. Tập trung vào doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững

Để phát triển trong dài hạn, doanh nghiệp chắc chắn phải có những ưu thế cạnh tranh trong ngành, ví dụ như:

  • Sản phẩm có tính năng, chất lượng, dịch vụ đi kèm,... khó bị sao chép.

  • Một thương hiệu uy tín, lâu đời và có tệp khách hàng trung thành lớn.

  • Khả năng tối ưu chi phí sản xuất, cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh.

  • Sở hữu công nghệ độc quyền giúp doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành.

Nhìn chung, đây là những lợi thế có giá trị dài hạn, đối thủ khó lòng cạnh tranh với doanh nghiệp trong thời gian ngắn. Điều này vừa giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro kinh doanh, vừa mang lại khả năng tăng trưởng ổn định.

Ví dụ, Apple sở hữu lợi thế cạnh tranh về thương hiệu vô cùng mạnh, dù các thương hiệu smartphone khác có sự vượt trội về công nghệ và đa dạng mẫu mã nhưng iPhone của Apple vẫn chiếm thị phần rất lớn trên toàn cầu.

4. Ưu tiên doanh nghiệp có dòng tiền ổn định, quản lý tài chính tốt

Có thể nói, dòng tiền là “huyết mạch” của mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có dòng tiền quá yếu và thiếu ổn định thì đồng nghĩa hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính đang gặp vấn đề nghiêm trọng, có khả năng dẫn đến phá sản.

Thực tế, dòng tiền ổn định cho thấy doanh nghiệp có thể tạo ra thu nhập từ việc kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán nợ, trả lương, chi phí vận hành, giảm rủi ro tài chính.

Song song với đó, khi doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận tốt thì đồng thời phải quản lý tài chính hiệu quả, có kế hoạch thu chi rõ ràng, đầu tư sinh lời, lập quỹ dự phòng,... để kịp thời ứng phó với những biến động thị trường.

Các doanh nghiệp thỏa mãn nguyên tắc này sẽ là lựa chọn hợp lý nếu bạn đang theo phương pháp đầu tư giá trị. Bạn sẽ cắt giảm được rủi ro, bảo vệ vốn và có cơ hội tạo ra lợi nhuận khi rót tiền vào công ty có dòng tiền ổn định và quản lý tài chính tốt.

5. Tuân thủ giới hạn Biên an toàn

Biên an toàn là tỷ lệ % chênh lệch giữa giá thị trường và giá trị nội tại của cổ phiếu mà bạn đang phân tích. Việc tuân thủ giới hạn biên an toàn sẽ giúp nhà đầu tư tránh khỏi những rủi ro biến động bất ngờ trên thị trường.

Giả sử bạn đã phân tích và xác định rằng giá trị nội tại của cổ phiếu công ty A là 58.700 đồng. Để đảm bảo an toàn, bạn đặt mức biên an toàn là 20%.

Thời điểm/mức giá mua dự kiến:

  • 58.700 đồng - (58.700 đồng x 20%) = 58.700 đồng - 11.740 đồng = 47.000 đồng

Như vậy, bạn chỉ xem xét mua cổ phiếu công ty A khi giá loanh quanh mức 47.000 đồng.

Nếu giá cổ phiếu giảm sâu hơn mức 47.000 đồng (thoát khỏi biên an toàn 20%) thì bạn không nên mua vào vì có khả năng nó vẫn còn lao dốc.

Trên thực tế, việc đặt biên an toàn là 10, 20, 35% hay cao hơn là tùy vào chiến lược và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn. Nhưng khi giá chạm đến vùng biên an toàn, bạn nên quyết đoán giao dịch thay vì chờ đợi và kỳ vọng giá giảm thêm để có lợi nhuận cao hơn (rủi ro cao hơn).

6. Không chạy theo đám đông

Phương pháp đầu tư giá trị là chiến lược dài hạn, bạn tuyệt đối không được FOMO chạy theo đám đông vì rất dễ bị “cá mập” dẫn dắt và thao túng giá.

Nhà đầu tư nên bình tĩnh phân tích, xác định giá trị thực của mã cổ phiếu và xây dựng chiến lược hiệu quả từ kiến thức của chính mình để đưa ra quyết định mua bán hợp lý.

7. Xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn

Như Anfin vừa nói ở trên, đầu tư giá trị là câu chuyện dài hạn. Bạn cần chuẩn bị nguồn vốn nhàn rỗi đủ lớn, mua cổ phiếu tiềm năng khi nó chưa được nhiều người nhận biết và nắm giữ đến khi thị trường công nhận giá trị thực của cổ phiếu - đây là lúc bạn thu về món lợi nhuận đáng mong đợi.

8. Kiên nhẫn và thận trọng

Chiến lược đầu tư giá trị thường kéo dài từ 3 - 5 năm, thậm chí là 10 năm để bạn có được mức lợi nhuận hấp dẫn. Chính vì thế, nhà đầu tư cần giữ “cái đầu lạnh”, kiên nhẫn và không chịu sự chi phối của cảm xúc dẫn đến các quyết định thiếu logic, chưa cân nhắc kỹ càng và kéo theo thua lỗ nghiêm trọng.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp đầu tư giá trị

Nếu bạn quyết định đi theo phương pháp đầu tư giá trị, hãy chú ý đến một vài điều sau:

  • Nghiên cứu kỹ lưỡng: Với phương pháp này, yếu tố quan trọng nhất là bạn phải xác định được giá trị thực sự của công ty, hãy nghiên cứu kỹ mô hình kinh doanh, ban lãnh đạo, tình hình tài chính,... để đưa ra quyết định chính xác.

  • Ưu tiên bảo vệ vốn: Vốn là yếu tố cần thiết để bạn tồn tại trên thị trường chứng khoán, do đó bạn phải ưu tiên bảo vệ vốn. Bạn chỉ nên mua khi biên độ an toàn đủ tốt, ít rủi ro và cần đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.

  • Đánh giá tài sản vô hình: Các loại tài sản vô hình như thương hiệu, bản quyền,... sẽ không có cách đánh giá chính xác, bạn nên tìm hiểu và chọn phương pháp tối ưu nhất cho từng trường hợp.

  • Dự báo giá trị tương lai: Bạn chỉ nên dự đoán xu hướng tương lai dựa trên cơ sở dữ liệu đã phân tích và đặc biệt lưu ý đến chu kỳ kinh tế, yếu tố “thời vụ” đối với các doanh nghiệp Việt Nam để có lựa chọn mua bán cổ phiếu hợp lý.

Đầu tư giá trị và đầu tư tăng trưởng

Ngoài phương pháp đầu tư giá trị thì đầu tư tăng trưởng (Growth Investing) cũng là chiến lược được nhiều người ưa chuộng.

Đầu tư tăng trưởng sẽ ít chú trọng vào giá cổ phiếu hiện tại, thay vào đó chiến lược này ưu tiên mua cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý tưởng/mô hình kinh doanh tiềm năng, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trung bình ngành nhưng ít người biết đến.

Sự khác biệt giữa 2 phương pháp này chủ yếu đến từ đặc điểm xác định cổ phiếu tiềm năng, cụ thể:

Tiêu chí so sánh 

Cổ phiếu giá trị 

Cổ phiếu tăng trưởng

Bản chất 

Đầu tư cổ phiếu đang được giao dịch với giá thấp hơn giá trị thực của nó.

Hầu hết cổ phiếu tăng trưởng sẽ có giá cao hơn giá trên sổ sách và tỷ lệ giá trên lợi nhuận (P/E).

Sự phát triển

Giá ổn định và tăng trưởng đều đặn, doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Có lịch sử thu nhập tăng mạnh, mức lợi nhuận cao và tiềm năng tiếp tục tăng trưởng.

Tính rủi ro

Thường là cổ phiếu của công ty lớn và lâu đời nên dù giá không tăng mạnh nhưng phát triển bền vững, có chia cổ tức, ít rủi ro hơn.

Cổ phiếu có thể chỉ tăng ở 1 thời điểm nào đó, khó duy trì lâu dài, chia cổ tức ít hoặc không có và bị ảnh hưởng khi thị trường biến động chung.

Thực chất, cả 2 chiến lược này đều có ưu và nhược điểm riêng. Việc chọn chiến lược đầu tư còn phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi người. 

Nếu bạn muốn đầu tư dài hạn và có ít rủi ro thì phương pháp đầu tư giá trị là một lựa chọn phù hợp. Trong khi đó, bạn có thể chọn chiến lược đầu tư tăng trưởng để thu lợi nhuận cao trong thời gian ngắn nhưng phải chấp nhận rủi ro cao hơn.

Chuyên gia trong phương pháp đầu tư giá trị

Khi nhắc đến đầu tư giá trị thì Warren Buffett và Benjamin Graham là những nhân vật nổi bật mà nhà đầu tư mới nên tìm hiểu vì họ đã áp dụng thành công chiến lược này. 

Warren Buffett

Tỷ phú Warren Buffett là một trong những người áp dụng phương pháp đầu tư giá trị và đạt được thành công lớn.

Nhà đầu tư vĩ đại này có 6 câu hỏi được ví như “bộ lọc cổ phiếu” để xác định tiềm năng của chúng:

  • Doanh nghiệp có đang hoạt động ổn định hay không?

  • Doanh nghiệp có đang hoặc sẽ nợ quá lớn không?

  • Biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp cao không? Còn tăng được nữa không?

  • Doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu đại chúng bao lâu?

  • Sản phẩm của doanh nghiệp có phụ thuộc vào món hàng hóa nào khác không?

  • Giá cổ phiếu của doanh nghiệp có đang thấp hơn giá trị thực 25% không?

Benjamin Graham

Benjamin Graham là một trong những người thầy nổi bật của Warren Buffett, ông là nhà đầu tư thông thái và được ví như “Bố già” trên thị trường chứng khoán. Ông cũng được biết đến là cha đẻ của phương pháp đầu tư giá trị này.

Thay vì chơi chứng khoán theo suy đoán như hầu hết nhà đầu tư khác, Benjamin Graham đi theo trường phái mua cổ phiếu được giao dịch dưới mức giá trị thực của doanh nghiệp và chờ nó tăng trưởng để kiếm lời.

Đối với hoạt động đầu tư cổ phiếu, Benjamin Graham có 3 nguyên tắc chính:

  • Nguyên tắc 1: Mua cổ phiếu khi giá giảm tương đối so với giá trị thực để tạo ra mức sinh lời lớn và hạn chế rủi ro giá giảm quá sâu.

  • Nguyên tắc 2: Không “bỏ trốn” khi thị trường căng thẳng, Benjamin Graham tận dụng suy thoái để chớp thời cơ mua cổ phiếu tốt với giá thấp.

  • Nguyên tắc 3: Xác định rõ mình thuộc nhóm nhà đầu tư chủ động hay bị động. Nhóm chủ động sẽ thường tấn công và nhóm bị động thường phòng thủ. Ông cho rằng “công sức = lợi nhuận” vì thế bạn nên chủ động bỏ công nghiên cứu và đầu tư để kiếm được lợi nhuận cao hơn.

Chiến lược đầu tư giá trị đã chứng minh hiệu quả của nó trong hàng trăm năm qua và được nhiều nhà đầu tư kiệt xuất như Benjamin Graham hay Warren Buffett áp dụng. Tuy vậy, không có chiến lược nào là hoàn hảo, bạn vẫn phải nâng cao tầm hiểu biết, bổ sung kiến thức và kinh nghiệm để có kết quả đầu tư đáng mong đợi.

Xem thêm

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Làm quen đầu tư