Anfin - Ứng dụng tài chính đa tiện ích
Về Anfin
Sản phẩm
Học & Đọc

Giao dịch ngay

Anfin - Ứng dụng tài chính đa tiện ích

NAV là gì trong chứng khoán? Ý nghĩa và cách tính chỉ số NAV

Ngoài các chỉ số hỗ trợ cho quá trình đầu tư thì NAV cũng là một chỉ số quan trọng, giúp nhà đầu tư đánh giá được giá trị thực của doanh nghiệp hay quỹ đầu tư, từ đó đưa ra được quyết định giao dịch đúng đắn.

ANFIN - ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN DỄ DÀNG

Dễ dàng giao dịch đa dạng các sản phẩm như cổ phiếu, chứng chỉ quỹtích lũy đầu tư với chi phí tối ưu nhất, chỉ từ 10.000đ

TẢI ỨNG DỤNGTÌM HIỂU ANFIN
Anfin CTA
Anfin CTA

NAV là gì?

NAV là viết tắt của Net Asset Value (Giá trị tài sản ròng), là chỉ số thể hiện tổng giá trị tài sản của một quỹ đầu tư hoặc công ty sau khi trừ các khoản nợ phải trả.

Chỉ số NAV được sử dụng để xác định giá trị cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ mà nhà đầu tư đang sở hữu, đồng thời là cơ sở để mua hoặc bán chúng trên thị trường.

Giá trị tài sản của quỹ hoặc công ty sẽ bao gồm tiền mặt, chứng khoán, bất động sảncác loại tài sản khác. Song song với đó, các khoản nợ phải trả bao gồm nợ vay, nợ nhà thầucác khoản nợ khác.

Về cơ bản, chỉ số NAV sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá xem giá trị tài sản của công ty có tương xứng với định giá hiện tại trên thị trường hay không, từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.

Ví dụ: Một công ty có bề ngoài hào nhoáng, nguồn vốn đồ sộ nhưng chủ yếu đến từ việc vay vốn thì khả năng công ty đó không tốt như vẻ bề ngoài. Lúc này, nhà đầu tư có thể dùng chỉ số NAV để xác định giá trị thực của công ty, từ đó hạn chế rủi ro đầu tư.

Cách tính chỉ số NAV

Công thức tính chỉ số NAV:

NAV = (Tổng giá trị tài sản - Tổng nợ)/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ thực tế, một công ty A có tổng tài sản 2000 tỷ đồng, tổng nợ 700 tỷ đồng, có 100 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường:

NAV = (2000 tỷ đồng - 700 tỷ đồng)/100 triệu = 13.000 đồng/cổ phiếu

Lưu ý: Bên cạnh NAV còn rất nhiều chỉ số khác để đánh giá chính xác giá trị của một cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư như P/E, P/B, ROE, ROA,... Vì thế bạn nên linh hoạt kết hợp chúng và nâng cao tỷ lệ ra quyết định chính xác.

Khác nhau giữa NAV và giá cổ phiếu

Bạn cần hình dung đúng, giá cổ phiếu là giá giao dịch thực tế trên thị trường chứng khoán. Giá này có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá trị của một cổ phiếu được tính theo NAV.

Chính vì thế, giữa NAV và giá cổ phiếu sẽ có sự khác nhau mà nhà đầu tư nên hiểu rõ:

  • NAV phản ánh giá trị tài sản ròng (giá trị thực sự) của một công ty hay quỹ đầu tư. Trong khi đó, giá cổ phiếu là giá giao dịch mua hoặc bán trên thị trường.

  • Giá cổ phiếu hình thành từ nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu đến cung - cầu và giá này có thể cao hoặc thấp hơn giá trị NAV tùy vào sự ảnh hưởng từ thị trường chung.

Ý nghĩa chỉ số NAV

Thông thường, ý nghĩa của chỉ số NAV sẽ có đôi chút khác nhau khi tính giá trị thực cho cổ phiếu và quỹ đầu tư, cụ thể:

1. Đối với cổ phiếu

Nếu giá cổ phiếu trên sàn thấp hơn chỉ số NAV, nghĩa là thị trường đang đánh giá giá cổ phiếu thấp hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp. Từ đó bạn có thể nhận định doanh nghiệp vẫn còn tiềm năng tăng trưởng trong tương lai và giá cổ phiếu có thể tăng.

Mặt khác, bạn có thể hiểu là công ty đã có sẵn nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Số vốn này thường được trích ra từ lợi nhuận sau quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả. Vì thế nhà đầu tư có thể an tâm hơn khi mua cổ phiếu.

2. Đối với quỹ đầu tư

Khi xem xét quỹ đầu tư, chỉ số NAV đóng vai trò như công cụ đo lường hiệu suất hoạt động của quỹ. Sự biến động của NAV theo thời gian sẽ cho thấy hiệu quả quản lý và đầu tư của các quỹ có tốt hay không.

Nếu NAV tăng, điều này có nghĩa là quỹ đang hoạt động hiệu quả và tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư. Ngược lại, nếu NAV giảm sẽ phản ánh quỹ đang gặp khó khăn hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Trên thực tế, chỉ số NAV chính lá giá của chứng chỉ quỹ. Quỹ đầu tư sẽ cập nhật NAV liên tục, giúp bạn xác định giá trị thực của quỹ và đưa ra quyết định giao dịch.

Lưu ý về chỉ số NAV

NAV không phải “chỉ số thần thánh”, nếu chỉ có mỗi chỉ số này sẽ không thể đưa bạn đến thành công trong đầu tư chứng khoán.

Hãy xem kỹ những lưu ý khi dùng chỉ số NAV như sau:

  • NAV chỉ mang tính chất ước lượng giá trị tài sản thật của doanh nghiệp hay quỹ đầu tư, không phải giá giao dịch cổ phiếu chính thức.

  • Chỉ số NAV thường được doanh nghiệp cập nhật 1 lần/ngày, đôi lúc vẫn có sự chậm trễ.

  • Tùy thuộc vào hoạt động đầu tư của quỹ và tình hình thị trường chung mà giá trị của quỹ đầu tư có thể thay đổi.

  • Ngoài chỉ số NAV, nhà đầu tư nên quan tâm đến các khoản phí như phí quản lý quỹ, phí truy cập,... trước khi quyết định đầu tư.

  • Không chỉ dùng NAV, bạn nên kết hợp kiến thức, thông tin và kinh nghiệm của bản thân để ra quyết định mua/bán cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ.

Như vậy, Anfin đã chia sẻ với bạn những thông tin có liên quan đến chỉ số NAV dành cho nhà đầu tư mới. Ngoài NAV, bạn cần đánh giá giá trị cổ phiếu hoặc quỹ dựa trên nhiều yếu tố khác như xu hướng thị trường, tin tức chính trị, chỉ số P/E, ROA, ROE,... Hãy trang bị đủ kiến thức để có lựa chọn phù hợp nhất!

Xem thêm

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Làm quen đầu tư