Ví dụ về lạm phát ở Việt Nam chi tiết và trên thế giới
Lạm phát là hiện tượng sẽ xảy ra đối với bất kỳ nền kinh tế nào, mang đến nhiều tác động tích cực và tiêu cực, tùy vào mức độ ảnh hưởng cao hay thấp.
Cùng Anfin tìm hiểu các ví dụ về lạm phát tại Việt Nam, tác động đối với cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế, cùng lời khuyên đầu tư hiệu quả trong giai đoạn lạm phát.
Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ và mất giá của tiền tệ theo thời gian. Khi lạm phát xảy ra, mức giá hàng hóa tăng cao, đồng nghĩa bạn cần phải chi nhiều hơn để mua được cùng hàng hóa hoặc dịch vụ so với lúc trước.
Xem thêm: Lạm phát là gì? Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?
Ví dụ về lạm phát ở Việt Nam
Để giúp bạn hiểu thêm về lạm phát, Anfin lấy ví dụ minh họa về gói mì tôm.
Nếu thời điểm trước đây, bạn chỉ mất 5.000đ để mua 1 gói mì thì nay bạn cần chi đến 8.000đ cho cùng gói mì tương tự, thì đây chính là lạm phát với tỷ lệ 60%. Tuy nhiên, đây chỉ là sự lạm phát của gói mì tôm, không phải là tỷ lệ lạm phát của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
Xét ở khía cạnh kinh tế vĩ mô, khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng lên, đó chính là biểu hiện của lạm phát. Các nhà kinh tế sẽ không tính giá cho từng mặt hàng riêng lẻ mà sẽ dựa vào mức giá trung bình của tất cả hàng hóa, dịch vụ, đo lường sự tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian.
Khi chỉ số CPI tăng lên, điều đó có nghĩa là giá cả nói chung trong nền kinh tế đang có xu hướng tăng, thể hiện rõ nhất qua những thay đổi về giá cả hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng hàng ngày.
Một khía cạnh khác của lạm phát là sự suy giảm giá trị của đồng tiền nội tệ so với ngoại tệ. Quay trở lại ví dụ về lạm phát ở Việt Nam phần trên, trước đây chỉ cần 5.000đ là bạn mua được trọn vẹn một gói mì tôm thì bây giờ, bạn chỉ mua được một phần mà thôi do giá đã tăng cao đáng kể.
Bạn có thể thấy tại biểu đồ thể hiện tỷ lệ lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2020, tỷ lệ lạm phát cao nhất chiếm 18.58% vào năm 2011.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, Nhà nước đã áp dụng chặt chẽ và đồng bộ chính sách tiền tệ, tài khóa. Bên cạnh đó thúc đẩy quá trình sản xuất, gia tăng số lượng hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập siêu,... Từ đó, tình hình có chuyển biến tích cực hơn, tình trạng lạm phát có xu hướng giảm và đạt mức thấp nhất vào năm 2015 là 0.63%.
Trong giai đoạn 2016 đến 2020, tình trạng kinh tế ổn định nên tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn ở mức 4%.
Đáng nói đến nhất chính là giai đoạn 2011 đến năm 2015, thời kỳ có tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức thấp nhất một cách ổn định. Tình hình lạm phát ổn định ở mức thấp nhất dẫn đến:
- Nền kinh tế vĩ mô hoạt động ổn định.
- Thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định.
- Dự trữ ngoại hối có sự tăng lên đạt mức kỷ lục.
- Tính thanh khoản của các hệ thống ngân hàng được cải thiện hơn.
Ví dụ về lạm phát ở các quốc gia khác
Để hiểu rõ hơn về hiện tượng lạm phát, chúng ta sẽ lấy Zimbabwe làm ví dụ.
Vào năm 2006, một ổ bánh mì tại đất nước châu Phi này có giá 45.000 đô là Zimbabwe, tương đương 0,45 USD.
Tuy nhiên, đến năm 2008, tỷ lệ lạm phát mỗi tháng ở nước này đã tăng phi mã lên đến 3.500.000% (3.5 triệu %).
Để mua được 1 ổ bánh mì hay 1 quả trứng vào thời điểm này, người dân cần phải tiêu tốn 50 tỷ đô la Zimbabwe, số tiền khổng lồ có thể mua 12 chiếc ô tô tại thời điểm 10 năm về trước.
Tình hình lạm phát gia tăng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mua của người dân, khi giá cả hàng hóa không ngừng leo thang, khiến nền kinh tế của Zimbabwe ngày càng khó khăn.
Những con số trên cho thấy sự trầm trọng của tình trạng lạm phát, phản ánh rõ nét sự bất ổn của nền kinh tế Zimbabwe trong suốt một thập kỷ qua.
Ngoài ra, Venezuela cũng là một quốc gia có tỷ lệ cao nhất thế giới. Năm 2018, tỷ lệ lạm phát đã đạt mức 1.000.000%, khiến giá cả hàng hóa tăng vọt và đồng tiền Bolivar mất giá nghiêm trọng
Đến năm 2024, tình hình lạm phát tại Venezuela đã có sự cải thiện nhất định. Theo thông tin từ Reuters, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Venezuela trong năm 2024 là 48%, mức thấp nhất trong 12 năm qua
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lạm phát
Lạm phát có rất nhiều nguyên nhân gây ra, chi tiết như sau:
1. Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu thị trường tăng đột biến, kéo theo giá cả tăng chóng mặt là một trong những nguyên gây ra lạm phát. Ví dụ: giá xăng tăng, giá thịt heo tăng, giá nông sản tăng,... Từ một loại hàng hóa, kéo theo sự tăng giá dây chuyền toàn chuỗi cung ứng trong nền kinh tế.
2. Lạm phát do chi phí đẩy
Khi giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu đầu vào tăng lên thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, dẫn đến giá bán sản phẩm sẽ phải tăng để đủ bù đắp chi phí.
Nguyên nhân chính có thể do tác động về kinh tế, chính trị trên toàn thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nhập khẩu tại Việt Nam.
Ví dụ: Chiến tranh Nga và Ukraine khiến nguồn cung thế giới đảo lộn, giá nông sản tăng, các mặt hàng khác như phân bón, sắt thép, kim loại xây dựng,... đều leo thang.
3. Lạm phát do xuất khẩu
Khi tình hình xuất khẩu tăng mạnh, lượng cung trong nước không đủ đáp ứng, khiến mức giá sản phẩm trong nước tăng cao.
Ví dụ: Nhu cầu sản xuất chip trên toàn thế giới tăng cao, khiến lượng cung phốt pho toàn thế giới tăng còn trong nước bị suy giảm nên đẩy giá nội địa lên cao.
4. Lạm phát do nhập khẩu
Khi lượng hàng hóa nhập vào Việt Nam gia tăng vì nguyên nhân giá thế giới hoặc thuế nhập khẩu tăng thì giá bán trong nước cũng phải tăng. Từ đó, giá trung bình hàng hóa dịch vụ cũng thay đổi, gây ra lạm phát.
Ví dụ: Giá sản phẩm từ than tăng mạnh do giá than thế giới đã tăng gấp hai lần chỉ trong các tháng đầu năm 2022.
5. Lạm phát do chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ cũng là một nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát. Lượng tiền trong nước tăng mạnh, tổng sản phẩm trên thị trường lại thấp.
Ví dụ: GDP năm 2009 đến 2019 là 5-7% nhưng lượng cung tiền đến 30-40%, dẫn đến lạm phát phi mã đến 20%.
Tác động của lạm phát đến nền kinh tế
Hiện nay, lạm phát được chia thành ba mức:
- Lạm phát tự nhiên: 0 - 10%/năm
- Lạm phát phi mã: từ 10% - dưới 1000%/năm
- Siêu lạm phát: trên 1000%/năm
Thực tế, nền kinh tế nào cũng tồn tại lạm phát. Điều quan trọng là kiểm soát lạm phát trong mức độ cho phép. Do đó, lạm phát tác động đến nền kinh tế theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực:
1. Tác động tích cực
Dựa vào 3 mức phân loại như trên thì việc duy trì lạm phát trong khoảng 2-5% sẽ là con số lý tưởng cho các nước phát triển, hoặc 5%-10% đối với các nước đang phát triển. Khi đó, lạm phát sẽ tác động tích cực vì kích thích chi tiêu trong nước và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp.
Khi đó, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng, kích thích đầu tư, gia tăng sản xuất nhằm điều tiết lượng cung cầu trong nước.
2. Tác động tiêu cực
Nếu lạm phát quá cao thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Tín dụng bị siết chặt trong khi nhu cầu vay vốn tăng cao, dẫn đến khó khăn khi duy trì nhịp điệu sản xuất trong nước.
Lãi suất ngân hàng tăng lên, chi phí tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm. Để duy trì, doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán sản phẩm, kéo theo sự tăng giá của những loại hình kinh doanh khác.
Người lao động sẽ thiệt thòi vì họ phải chi trả một mức giá cao hơn để mua cùng một món hàng hóa. Lương và phúc lợi không thay đổi nhưng chi phí sinh hoạt tăng cao, khiến người lao động lâm vào cảnh khó khăn hơn lúc trước.
Ngoài ra, nếu không kiểm soát tốt lạm phát thì sẽ gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, nền kinh tế bị suy thoái, sức mua giảm, tác động mạnh mẽ đến việc huy động vốn trên thị trường tài chính.
Xem thêm:
- Chi tiết về tác động của lạm phát đối với nền kinh tế như thế nào?
- Kinh tế suy thoái nên đầu tư gì? Lời khuyên thông minh dành cho bạn trẻ
Khi lạm phát có nên đầu tư?
Câu hỏi quan trọng ở đây là nên làm gì để bảo vệ và gia tăng tài sản khi xảy ra hiện tượng lạm phát. Nhà đầu tư thông minh khi đó cần tìm một kênh an toàn để gửi tiền nhưng đồng thời cũng có lợi nhuận để gia tăng tài sản.
Khi xảy ra hiện tượng lạm phát, để bảo vệ và gia tăng tài sản ổn định, tránh bị mất giá là điều khá khó khăn. Những nhà đầu tư thông minh khi đó sẽ tìm một kênh đầu tư an toàn để gửi tiền của mình vào, vừa bảo vệ giá trị đồng thời có cơ hội gia tăng tài sản.
- Đầu tư vàng: Đây là kênh được nhiều nhà đầu tư tìm đến khi xảy ra hiện tượng lạm phát. Vàng là kênh trú ẩn tài sản an toàn khi bối cảnh kinh tế trở nên xấu đi.
- Đầu tư chứng khoán: Nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ đầu tư vào các doanh nghiệp để kiếm lợi nhuận trong thời kỳ lạm phát. Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt.
- Gửi tiết kiệm: Bạn có thể gửi tiền trong ngân hàng để có nguồn vốn linh hoạt hơn.
Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin